Game b52 Club - Link Đăng Ký B52 Chính Thức 2024

Hội thảo khoa học "Mô hình chính quyền đô thị - Thực tiễn và giải pháp áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh"

Cập nhật ngày: 11/01/2024
Tổ chức chính quyền đô thị Thành phố được thực hiện theo mô hình đặc biệt, gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; quận và phường là Ủy ban nhân dân mà không có Hội đồng nhân dân; huyện, xã, thị trấn gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; đặc biệt mô hình thành phố thuộc thành phố đầu tiên của cả nước là thành phố Thủ Đức có đầy đủ Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Để triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội, toàn hệ thống chính trị Thành phố đã vào cuộc: Thành ủy đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết về chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các tổ chức trong hệ thống chính trị Thành phố đã ban hành nhiều văn bản triển khai từ bộ máy, nhân sự, chế độ, tài chính… Nhằm nghiên cứu những kết quả đạt được, những khó khăn, thách thức mà Thành phố gặp phải thời gian qua, sáng ngày 11 tháng 01 năm 2024, game b52 club tổ chức Hội thảo khoa học "Mô hình chính quyền đô thị - Thực tiễn và giải pháp áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh".

Chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; PGS.TS. Nguyễn Văn Y - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và TS. Phan Hải Hồ - Trưởng Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội thảo có đồng chí Phạm Phương Thảo - Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Phùng Ngọc Bảo - Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam; đồng chí Nguyễn Thị Hồng Thắm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh; các đồng chí đại diện lãnh đạo các Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo các phòng, khoa, trung tâm, giảng viên, viên chức Học viện Cán bộ.

PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minhphát biểu tại Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

PGS.TS. Nguyễn Văn Y - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Y - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hội thảo được tổ chứcvới mục tiêu tìm ra những khuyến nghị tham khảo về thể chế, chính sách, giải pháp cho thời gian tới để triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội. Trong quá trình chuẩn bị, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 31 bài tham luận được đưa vào kỷ yếu, tập trung vào các nội dung: (1) triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (sử dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ công, xử lý hồ sơ trực tuyến...); (2) nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị, cách thức triển khai cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố thông qua việc phân tích, luận chứng các giá trị của quá trình triển khai trên thực tiễn về thể chế, chính sách, nhân sự, bộ máy…; (3) nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của Thành phố. Sự đa dạng về dân số, kinh tế đã đặt ra nhiều thách thức đối với mô hình chính quyền đô thị, từ việc triển khai, áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù trong các khía cạnh quản lý như xây dựng đô thị thông minh, triển khai phương thức đầu tư TOD...

Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề:

Một là, phân tích những cơ hội và thách thức, qua đó đánh giá hiệu suất của quá trình triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị, kết quả của việc được hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù... Mục tiêu cuối cùng là có một mô hình chính quyền đô thị linh hoạt và hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.

Hai là, tập trung phân tích những vấn đề đặt ra từ thực tiễn; những khó khăn, vướng mắc; những xung đột về pháp lý và thực tiễn của quá trình xây dựng chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, góp phần củng cố cơ sở lý luận, pháp lý và bổ sung cơ sở thực tiễn, tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù tại Thành phố.

Ba là, đề xuất, kiến nghị một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Các giải pháp cần mang tính sáng tạo và thích ứng, không chỉ để giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn để chuẩn bị cho những thách thức có thể phải đối mặt trong tương lai.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe 04 tham luận:

1) Tham luận Một số vấn đề đặt ra khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù tại Thành phố Hồ Chí Minh” do TS. Phan Hải Hồ - Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ trình bày.

TS. Phan Hải Hồ - Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ trình bày tham luận tại Hội thảo

2) Tham luận “Một số ý kiến góp phần tháo gỡ hạn chế, vướng mắc của Ủy ban nhân dân phường ở thành phố Thủ Đức trong tổ chức mô hình chính quyền đô thị” do đồng chí Nguyễn Đoàn Thế Hùng – nguyên Phó Trưởng phòng Nội vụ, hiện là Bí thư Đảng ủy phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức trình bày.

Đồng chí Nguyễn Đoàn Thế Hùng – Nguyên Phó Trưởng phòng Nội vụ, thành phố Thủ Đức; Bí thư Đảng ủy phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức trình bày tham luận tại Hội thảo

3) Tham luận “Một số bất cập về thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong mô hình chính quyền đô thị và giải pháp” do TS. Nguyễn Trần Như Khuê, giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ trình bày.

TS. Nguyễn Trần Như Khuê, giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ trình bày tham luận tại Hội thảo

4) Tham luận “Tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh do ThS. Hà Thị Liên, giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ trình bày.

ThS. Hà Thị Liên, giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ trình bày tham luận tại Hội thảo

Bên cạnh đó, Hội thảo còn được lắng nghe ý kiến thảo luận của 04 đại biểu: đồng chí Phạm Phương Thảo - Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Thị Hồng Thắm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Mai Thị Hồng Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1; TS. Bùi Ngọc Hiền - Trưởng phòng Quản lý khoa học, thông tin, tư liệu, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng chí Phạm Phương Thảo - Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Thắm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Đồng chí Mai Thị Hồng Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1 phát biểu ý kiến tại Hội thảo

TS. Bùi Ngọc Hiền - Trưởng phòng Quản lý khoa học, thông tin, tư liệu, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Kết luận Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, sau một buổi làm việc với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, khoa học, Hội thảo đã hoàn thành chương trình, mục tiêu đề ra. PGS.TS. Nguyễn Tấn Phát đã kết luận Hội thảo:

Thứ nhất, Hội thảo đã làm sáng tỏ về cơ sở khoa học; cơ sở pháp lý, sự cần thiết về mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh: vinh dự, trách nhiệm cao, mang tính thí điểm để làm cơ sở áp dụng chung cho cả nước khi xu thế phát triển đô thị hóa ngày càng tăng.

Thứ hai, Hội thảo đã tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn mô hình chính quyền đô thị trong thời gian qua tại Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:

- Thực tiễn triển khai cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố thông qua việc phân tích về thể chế, nhân sự, tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước của chính quyền đô thị trong bối cảnh xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh để phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thực tiễn phân cấp quản lý giữa Trung ương với địa phương, giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền đô thị.

- Thực tiễn trong quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, triển khai phương thức đầu tư TOD, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước…; đặc biệt là thực tiễn tổ chức chính quyền đô thị ở một số địa phương như Quận 1, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện khác.

Thứ ba, Hội thảo đã đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, bao gồm 5 kiến nghị giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật liên quan đến chính quyền đô thị như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đất đai, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…, đặc biệt là Luật Đô thị đặc biệt phù hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố đang triển khai mô hình chính quyền đô thị.

Hai là, phân định trách nhiệm, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố thật tường minh, rõ ràng.

Ba là, phát huy vai trò các sở, ngành để thực hiện hai chức năng vừa tham mưu vừa quản lý nhà nước, giảm áp lực đưa việc lên cấp trên, đặc biệt là đưa việc lên Ủy ban nhân dân Thành phố.

Bốn là, củng cố các hình thức đảm bảo quyền làm chủ của người dân, phát huy vai trò giám sát, phản biện của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Thành phố và Hội đồng nhân dân Thành phố.

Năm là, tăng thẩm quyền nhiều hơn cho thành phố Thủ Đức và các quận, huyện để đồng thời tạo điều kiện thực hiện về ngân sách, về nhân sự để thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị của mình trong việc xây dựng, phát triển chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau Hội thảo, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp, chắt lọc các giải pháp, kiến nghị gửi các cấp lãnh đạo Thành phố để tham mưu, triển khai thực hiện các kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Tin, ảnh: Thanh Tiên

Bản in