Game b52 Club - Link Đăng Ký B52 Chính Thức 2024

Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực số 03(09)2022 (phần 1)

Cập nhật ngày: 16/01/2023

            TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
- SỐ 03(09)2022 (PHẦN 1) -

 

TS. Phạm Văn Giang - Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng cơ chế đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và giá trị tham khảo đối với Việt Nam - 5

Tóm tắt

Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia về xây dựng, hoàn thiện cơ chế đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là vấn đề mà hầu như quốc gia nào cũng đặt ra và đặc biệt quan tâm trong bảo vệ và xây dựng đất nước trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Ở bài viết này, chúng tôi nghiên cứu kinh nghiệm và bài học của các nước: Trung Quốc, Lào, Cuba, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, từ đó rút ra các giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Từ khóa: cơ chế, đấu tranh phản bác, quan điểm sai trái, quan điểm thù địch, Việt Nam.

Abstract

It is very important to study other countries’ experience in building and perfecting the mechanism for fight against erroneous, antagonistic views. This is a problem posed by almost all countries which are concerned about protecting their countries from the attack of hostile forces. In this article, we study the experience and lessons of such countries as China, Laos, Cuba, the Soviet Union and former socialist countries, thereby drawing reference values for Vietnam in the process of building and perfecting the mechanism to refute erroneous, antagonistic views in the new situation.

Keywords: mechanism, fighting agaisnst, erroneous, antagonistic views, Vietnam.

TS. Thạch Kim Hiếu - Tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh qua những lá thư gửi chính quyền và nhân dân Pháp trong giai đoạn 1945 - 1947 - 14

Tóm tắt

Tư tưởng và phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh là một nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tư tưởng và phong cách của Người; được hình thành một cách tất yếu từ đường lối cách mạng mà Người đã xác định cho cách mạng Việt Nam. Giai đoạn 1945 - 1946 là giai đoạn rất khó khăn đối với Đảng và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi vừa phải giải quyết những vấn đề cấp bách về đối nội vừa phải đấu tranh với các thế lực ngoại xâm đang tìm mọi cách áp đặt lại chế độ thuộc địa lên nước ta. Trong bối cảnh đó, để giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua đàm phán, bằng mọi cách ngăn chặn cuộc chiến tranh Pháp - Việt có thể bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đến các tầng lớp nhân dân Pháp cũng như những người lãnh đạo nước Pháp lúc bấy giờ tổng cộng 30 lá thư và lời kêu gọi với tinh thần hòa giải, hòa bình, đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Tìm hiểu nội dung của những lá thư này sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị trong tư tưởng và phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh cả về lịch sử và thực tiễn hiện nay.

Từ khóa: tư tưởng và phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh.

Abstract

In that context, in order to solve the Indochina problems through negotiations, by all means to prevent the possible outbreak of the Indochina War between France and Vietnam, President Ho Chi Minh sent the French from all walks of life as well as the The French leader at that time a total of 30 letters and the appeal for the spirit of reconciliation, peace and solidarity from the Government and people of Vietnam. Understanding the contents of these letters will contribute to clarifying the values of Ho Chi Minh’s diplomatic thought and style both in history and in current practice.

Keywords: Ho Chi Minh’s diplomatic thought and style.

ThS. Nguyễn Thị Thu - Lan tỏa sâu rộng văn hóa pháp quyền Hồ Chí Minh trên Thành phố mang tên Bác - 25

Tóm tắt

Văn hóa pháp quyền Hồ Chí Minh là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần Hồ Chí Minh để lại trong quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam; kết quả của sự vận dụng văn hóa chính trị truyền thống dân tộc kết hợp tinh hoa văn hóa chính trị nhân loại mà đỉnh cao là lý luận Mác - Lênin về nhà nước của đại đa số nhân dân vào xây dựng nhà nước thượng tôn pháp luật, dân chủ, công bằng, nhân văn ở Việt Nam. Văn hóa pháp quyền Hồ Chí Minh có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn to lớn cho sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Lan tỏa sâu rộng giá trị văn hóa pháp quyền Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh; từng bước xây dựng, hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên rộng khắp thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.

Từ khoá: văn hóa pháp quyền; Hồ Chí Minh; Thành phố Hồ Chí Minh; cán bộ, công chức, viên chức; nhân dân.

Abstract

Ho Chi Minh culture of legality is the system of material and spiritual values left by President Ho Chi Minh in the process of building the state of the people, by the people, for the people in Vietnam. The result of the marriage of the national traditional political culture and the quintessence of human political culture, culminating with the Marxist-Leninist theory of the state in building a state that abides by the rule of law, democracy, justice and humanity in Vietnam. Ho Chi Minh culture of legality has great theoretical and practical value for the cause of building and perfecting the Socialist law-based State of Vietnam today. The widespread diffusion of the value of Ho Chi Minh culture of legality is of great significance, contributing to the successful implementation of the Resolution of the 13th National Party Congress of the Communist Party of Vietnam, the Resolution of the 13th National Congress, the Resolution of the 11th Congress of the Ho Chi Minh City’s Party Organization; graduallyhelps build and form a cultural space of Ho Chi Minh throughout the city named after the beloved Uncle Ho.

Keywords: culture of legality, Ho Chi Minh, Ho Chi Minh City, cadres, civil servants, public employees, people.

ThS. Lý Ngọc Yến Nhi - TS. Ngô Thị Như - Áp dụng phương pháp dạy học dự án (PBL) trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị trình độ đại học - 32

Tóm tắt

Dạy học dự án là một phương pháp dạy học phức hợp, trong đó giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn người học đạt được những kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) trong một khoảng thời gian nhất định, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. Phương pháp này có nhiều ưu điểm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ đại học, mang đến nhiều hiệu quả thiết thực trong đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần lý luận chính trị. Bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản: Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học dự án; Sự phù hợp và cần thiết của phương pháp dạy học dự án đối với các học phần lý luận chính trị trình độ đại học; Kinh nghiệm áp dụng phương pháp dạy học dự án đối với các học phần lý luận chính trị tại các trường đại học, từ đó góp phần gợi mở một hướng đi mới trong gắn kết lý luận và thực tiễn khi giảng dạy các học phần lý luận chính trị trình độ đại học hiện nay.

Từ khóa: dự án, dạy học dự án, giáo dục đại học, lý luận chính trị, sinh viên.

Abstract

Project based learning is a complex teaching method in which the teacher acts as a facilitator for learners to gain knowledge, practice skills and qualities through solving a case study (projects) in a certain period of time, with a combination of theory and practice and creation of specific products. This method has many advantages, which contribute to improving the quality of training activities at the higher education level, bringing many practical effects in innovating the teaching method of political theory modules. The article mentions some basic contents: literature of project based learning, the relevance and necessity of project based learning for modules of political theory at higher education level, experience in applying project based learning to courses of political theory at higher education level; thereby contributing to opening a new direction in linking theory and practice when teaching modules of political theory at higher education level at present.

Keywords: project, project based learning, higher education, politcal education, students.

Bản in